Chú của tôi – ông Nghiêm Xuân Năng (64 tuổi, ở xã Trung Hòa, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội), hiện đang làm công việc bảo vệ cho một nhà hàng tại quận Hà Đông (Thành phố Hà Nội). Hàng ngày, chú đều đặn đi xe máy từ quê, qua Quốc lộ 6 đông đúc để đến chỗ làm. Cuộc sống của vợ chồng chú, dì hàng ngày chủ yếu dựa vào đồng lương ít ỏi của chú.

Sáng sớm ngày 5/5 vừa qua, xin nghỉ làm 3 ngày, một mình chú “khăn gói” đi xe khách tiến về Điện Biên. Chú chia sẻ, chú muốn được trực tiếp đi thăm các khu di tích, là chiến trường ác liệt mà cha ông ta đã hi sinh cả máu xương để giành lại. Chú muốn được trực tiếp “sống” trong những ngày hào hùng đang được tái hiện lại trong không khí của đợt kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ...

leftcenterrightdel
 Hàng vạn người dân xếp hàng dọc các tuyến đường nồng nhiệt đón chào các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành trên đường phố tại Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (ảnh: Vnexpress.net).

Từ thành phố Điện Biên, gọi điện thoại về cho tôi, tuy mạng internet chập chờn, lúc có lúc không nhưng nghe giọng nói và biểu cảm của chú, tôi thấy được ngay sự hồ hởi, phấn khởi và tự hào của chú…

Câu chuyện của chú tôi, cảm xúc của chú tôi có lẽ chỉ là 1 trong số hàng vạn, thậm chí hàng triệu câu chuyện, cảm xúc của những người con dân đất Việt trong những ngày vừa qua. Từ nhiều tháng vừa qua, Ban chỉ đạo cấp Trung ương cùng các Ban, Bộ, Ngành và tỉnh Điện Biên đã chung sức, đồng lòng để chuẩn bị chu đáo, chi tiết cho các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Cùng với đó, hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ các lực lượng của quân đội, công an, dân quân tự vệ, quần chúng Nhân dân cũng ngày đêm tập luyện, vượt nắng thắng mưa để quyết tâm đóng góp cho màn diễu binh, diễu hành được diễn ra với sự trang nghiêm và thiêng liêng nhất.

Khá lâu rồi (từ lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 2014), phải đến những ngày vừa qua, Nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên và đông đảo du khách trong và ngoài nước mới được hòa mình trong không khí hào hùng và sôi động đến như vậy. Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Điện Biên đã chung tay góp sức, cổ vũ cho các lực lượng tham gia lễ kỷ niệm. Chúng ta bắt gặp hình ảnh các cơ quan, đoàn thể, người dân mang những bình nước, chai nước lọc để tặng, tiếp sức cho các “chú” bộ đội, công an; là hơn 12 tấn bí xanh, dưa chuột bao tử và sữa mà cán bộ, chính quyền và Nhân dân huyện biên giới Nậm Pồ ủng hộ khẩu phần ăn cho các lực lượng tham gia luyện tập cho lễ diễu binh, diễu hành…

leftcenterrightdel
 VKSND huyện Điện Biên tặng nước uống cho các lực lượng tham gia luyện tập, chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta vẫn thường viện dẫn câu ca dao của đồng bào ta, rằng: “Dễ vạn lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong” để khẳng định vai trò “gốc rễ” của Nhân dân. Đường lối: Đảng, Nhà nước lãnh đạo, Chính phủ chỉ đạo, các Ban, Bộ, Ngành, địa phương thực hiện và được Nhân dân ủng hộ, cổ vũ, giúp đỡ, “trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt” như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chính là bài học thành công của lịch sử chống giặc ngoại xâm và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của đất nước ta ngày hôm nay.

Sau thất bại ở Chiến dịch Điện Biên Phủ, tướng bại trận De Castries đã phải thốt lên: “Người ta có thể đánh bại một quân đội, chứ không thể đánh bại được một dân tộc”.

Bên cạnh đó, chính tướng bại trận Henri Navarre - Tổng Chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương đã phải thừa nhận rằng: “Sức mạnh to lớn của Việt Minh nằm trong sức mạnh huyền thoại của dòng giống người Việt, lòng yêu nước và nhất là ý thức xã hội mà họ đã xây dựng được... Chính phủ Việt Minh đưa cuộc chiến vào tất cả các lĩnh vực - chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội và quân sự - tạo ra một động lực hết sức mạnh mẽ”.

leftcenterrightdel
 Bức ảnh "Em bé tượng đài" của Đăng nhập điện tử Vnexpress được lan tỏa rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như các nền tảng mạng xã hội.

Trong diễn văn trình bày tại lễ kỷ niệm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khẳng định: “… Việt Nam là hình mẫu của hàn gắn và khôi phục vết thương sau chiến tranh”. Và, sau 70 năm, năm nay là lần đầu tiên 1 đại diện của Chính phủ Pháp – Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp đã trực tiếp sang dự Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Đây là minh chứng sống động cho đường lối ngoại giao “cây tre”, trong đó có chủ trương hàn gắn và khôi phục vết thương sau chiến tranh, “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai” của Đảng và Nhà nước ta.

Đất nước Việt Nam của chúng ta là một đất nước: “Sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa”; là đất nước của những bà mẹ “ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ”; là đất nước luôn phải gắn liền công cuộc “dựng nước và giữ nước”… Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, hàng chục vạn cán bộ, chiến sỹ, dân công hoả tuyến cùng Nhân dân các địa phương đã ngày đêm xẻ núi, bạt rừng, xuyên đèo, lội suối, mở hàng nghìn km đường giao thông cho bộ đội hành quân, vận chuyển vũ khí, lương thực, hậu cần cho chiến dịch. Chúng ta đã có chiến thắng vĩ đại, nhưng để làm nên chiến thắng ấy, hàng vạn anh hùng, liệt sĩ đã mãi mãi phải “nằm” lại nơi chiến trường lạnh lẽo...

Chúng ta luôn trân trọng, biết ơn sự hi sinh của các thế hệ cha anh để quý trọng hòa bình, quý trọng Link Trang Chủ tươi đẹp mà chúng ta đang được thụ hưởng ngày hôm nay. Như lời đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần phát biểu: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

leftcenterrightdel
 Thượng tá Phạm Đại Đồng - Phó trưởng Phòng huấn luyện và hướng dẫn nghiệp vụ cảnh sát cơ động, Bộ Tư lệnh cảnh sát cơ động ân cần tặng, đeo chiếc còi chỉ huy của mình cho một bé gái đứng bên lề đường (ảnh cắt từ clip MXH).

Trong số hàng vạn bức ảnh đẹp, khoảnh khắp đẹp được đông đảo các cơ quan thông tấn, báo chí, người dân lan truyền rộng rãi trong dịp lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vừa qua, có 2 hình ảnh gây xúc động đặc biệt đến người xem và đều liên quan đến 2 cháu bé.

Hình ảnh đầu tiên là bức ảnh “Em bé tượng đài” của Nhà báo Giang Huy (Đăng nhập điện tử Vnexpress) ghi lại được trong lễ kỷ niệm. Bức ảnh rất đẹp ấy đã toát lên được sự hào hùng, uy nghiêm giữa tình quân - dân, giữa thế hệ trước và thế hệ tương lai của đất nước hiên ngang, sừng sững trong chiến tranh và trong công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh trong thời bình ngày hôm nay...

Hình ảnh thứ 2 là hình ảnh được cắt từ clip do một người dân (chưa rõ danh tính) ghi lại cảnh thượng tá Phạm Đại Đồng - Phó trưởng Phòng huấn luyện và hướng dẫn nghiệp vụ cảnh sát cơ động, Bộ Tư lệnh cảnh sát cơ động trong lúc chỉ huy đội hình diễu binh qua đường phố, đã dừng lại, ân cần tặng, đeo chiếc còi chỉ huy của mình cho một bé gái đứng bên lề đường rồi vội vàng quay lại chỉ huy hàng ngũ.

leftcenterrightdel
 Các cán bộ, chiến sĩ quyến luyến chia tay Nhân dân sau khi hoàn thành nhiệm vụ tại Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (ảnh: vov.vn).

Đó là 2 trong số rất nhiều những hình ảnh đẹp còn đọng lại sau lễ kỷ niệm 70 chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Cùng với đó là hình ảnh từ trước đó nhiều ngày, hàng vạn người dân từ khắp mọi miền của Tổ quốc về Điện Biên, thức đêm, xếp hàng từ sáng sớm để vào sân vận động của tỉnh xem các lực lượng diễn tập, sơ duyệt, tổng duyệt; hình ảnh hàng vạn người dân đội mưa xếp hàng 2 bên đường để chào mừng đoàn quân diễu binh, diễu hành đi qua và kết thúc là những hình ảnh quyến luyến, nắm tay, vẫy tay chào của Nhân dân khi các cán bộ, chiến sĩ lên xe trở về đơn vị sau khi hoàn thành nhiệm vụ…

Những hình ảnh xúc động nêu trên thể hiện sinh động, đậm nét sự gắn kết máu thịt giữa quân và dân - một trong những biểu hiện cốt lõi của cội nguồn sức mạnh dân tộc ta không chỉ trong chiến tranh mà còn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tươi đẹp ngày hôm nay và mãi mãi mai sau…

Vũ Cảnh